[Podcast] Phát triển khu vực doanh nghiệp Vùng kinh tế Đông Nam Bộ theo chủ trương Đại hội XIII của Đảng

Vùng Đông Nam Bộ nước ta bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai và Tây Ninh là vùng kinh tế năng động, sáng tạo, đi đầu trong đổi mới và phát triển, đóng góp lớn vào tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu, thu ngân sách nhà nước và giải quyết việc làm của cả nước. Những thành tựu quan trọng trong phát triển kinh tế – xã hội của vùng giai đoạn 2015 – 2020 luôn có sự đóng góp rất lớn từ khu vực doanh nghiệp. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ, trong đó có khu vực doanh nghiệp, Đại hội XIII của Đảng đã ban hành chủ trương và Nghị quyết chuyên đề về phát triển kinh tế – xã hội vùng Đông Nam Bộ. Bài viết của tác giả Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đề xuất một số giải pháp phát triển khu vực doanh nghiệp Đông Nam Bộ theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng.

Trường Kinh tế, Luật Và Quản lý nhà nước UEH tổ chức seminar “Khoảng cách giới và thị trường lao động: Nobel kinh tế 2023 và tiềm năng nghiên cứu ở Việt Nam”

Sáng ngày 03/11/ 2023, buổi sinh hoạt học thuật giới thiệu Giải Nobel Kinh tế năm 2023 đã thu hút gần 350 người tham dự tại Hội trường B1.302, cơ sở B - 279 Nguyễn Tri Phương, Phường 5, Quận 10. Buổi seminar nhận được sự quan tâm từ đông đảo giảng viên đến từ các đơn vị khác nhau trực thuộc UEH, nghiên cứu sinh, học viên cao học và sinh viên đại học chính quy từ các ngành đào tạo khác nhau.

[Podcast] Thách thức của già hóa dân số đối với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030

Các nghiên cứu về tác động của tình trạng già hoá dân số ở các nước trên thế giới cho thấy tình trạng này tác động đến nhiều mặt về kinh tế và xã hội. Tình trạng già hoá dân số cũng đang và sẽ tạo ra nhiều thách thức đối với Việt Nam, nhất là các vấn đề tăng trưởng, nguồn cung và năng suất lao động, hệ thống an sinh xã hội và chăm sóc y tế, quỹ hưu trí và các vấn đề xã hội phát sinh. Thời gian chuyển đổi từ dân số già hoá lên dân số già ở Việt Nam nhanh hơn các nước và đặc biệt là khi nước ta còn là nước đang phát triển có thu nhập trung bình thấp thì những thách thức này càng khó khăn hơn đối với nền kinh tế. Công trình “Thách thức của già hóa dân số đối với phát triển kinh tế Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” của tác giả Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) nghiên cứu tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số, mà tập trung vào già hoá dân số, đến phát triển kinh tế ở Việt Nam, trên cơ sở đó đưa ra những hàm ý chính sách nhằm tận dụng các lợi thế từ cơ cấu dân số tuổi để thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế cho Việt Nam.

Hội thảo Phát triển Tăng trưởng xanh cho địa phương - Góc nhìn đa ngành: Phối hợp đa ngành, hướng tới phát triển bền vững

Ngày 28/10/2023 vừa qua, Viện Đô thị Thông minh và Quản lý, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH - ISCM) đã kết hợp cùng Công ty Cổ phần Tập đoàn Green+ tổ chức Hội thảo Phát triển Tăng trưởng xanh cho địa phương - góc nhìn đa ngành. Hội thảo đã thu hút sự tham gia của nhiều giáo sư, chuyên gia và người học đến từ các đại học/trường đại học, viện nghiên cứu, các cơ sở ban ngành cũng như các doanh nghiệp trong và ngoài nước.

[Podcast] Ngoại giao kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế

Ngoại giao kinh tế ra đời cùng với các mối quan hệ kinh tế trong quan hệ quốc tế. Các chính sách đối ngoại và đối nội của mỗi quốc gia đều hướng tới mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế đất nước. Cùng với ngoại giao chính trị và ngoại giao văn hóa, ngoại giao kinh tế đã và đang trở thành những nhân tố mang tính quyết định và chủ đạo trong ngoại giao tổng thể của một quốc gia. Thông qua bài nghiên cứu này, tác giả của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã khái quát và nhìn nhận lại lý thuyết về ngoại giao kinh tế; thực tiễn của hoạt động ngoại giao kinh tế trong quan hệ quốc tế ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới và hội nhập; đồng thời nhận định xu hướng vận động của ngoại giao kinh tế của Việt Nam trong những năm tới

[Podcast] Chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam – Tiếp cận Foresight (Kỳ 2): Đề xuất chính sách

Dựa trên những khảo sát ở kỳ 1 về mức độ chuyển đổi số của doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam, ở kỳ 2 của vài viết, tác giả Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã đưa ra những phân tích và đề xuất chính sách cho chiến lược chuyển đổi số của các doanh nghiệp theo tiếp cận Foresight.

[Podcast] Chiến lược chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Việt Nam – Tiếp cận Foresight (Kỳ 1)

Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) luôn được xem là nền tảng của nền kinh tế cho cả các nước phát triển hoặc đang phát triển. Tuy nhiên, các DNVVN thường không có các nguồn lực số hóa và có giới hạn về mặt tài chính, nhân lực và trình độ nên gặp khó khăn ở các bước ban đầu thực hiện chuyển đổi số. Trước thực tế này, tác giả của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện khảo sát Delphi theo hướng tiếp cận Foresight với hơn 300 chuyên gia chuyển đổi số trong các DNVVN tại Việt Nam nhằm đánh giá những đặc thù, những vấn đề trong chuyển đổi số và tầm nhìn doanh nghiệp số tương lai, cũng dự báo nhu cầu chuyển đổi số và các hoạt động ưu tiên thực hiện chuyển đổi số trong doanh nghiệp. Cùng theo dõi kỳ 1 của bài viết ngay sau đây!

[Podcast] Tìm Hiểu Tâm Lý Lo Lắng Khi Nói Tiếng Anh Của Sinh Viên Năm Nhất Không Thuộc Chương Trình Đào Tạo Tiếng Anh Thương Mại Tại UEH

Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, việc sử dụng và giao tiếp bằng tiếng Anh dần trở nên phổ biến trong thị trường lao động. Bắt nhịp xu hướng đó, Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) ngày càng có nhiều môn học, giáo trình, tài liệu sử dụng bằng tiếng Anh. Tuy nhiên với tâm lý lo lắng, khác biệt về vùng miền, hạn chế về vốn từ vựng khiến quá trình giao tiếp tiếng Anh của một số sinh viên trở nên khó khăn. Nhận thấy tầm quan trọng của việc này, tác giả UEH đã tiến hành nghiên cứu, từ đây đề xuất những biện pháp cải thiện tâm lý lo lắng khi nói tiếng Anh của các bạn sinh viên năm nhất không thuộc chương trình đào tạo tiếng Anh thương mại.

Quản Lý Chất Thải Độc Hại Để Hướng Tới Phát Triển Bền Vững: Góc Nhìn Từ Doanh Nghiệp

Khi vấn nạn ô nhiễm môi trường đang báo động trên phạm vi toàn cầu, quản lý chất thải độc hại hiệu quả là rất quan trọng cho sự phát triển bền vững. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa quản lý chất thải độc hại và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp và tác động của nó đối với các khía cạnh khác nhau của sự phát triển bền vững vẫn chưa rõ ràng. Từ thực trạng đó, tác giả của Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tiến hành nghiên cứu khám phá nhận thức về quản lý chất thải độc hại và ảnh hưởng của nó đối với thực tiễn ngành công nghiệp Việt Nam.