[Research Contribution] Vai trò quyết định của con người Việt Nam trong việc đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên số với cơ hội lớn từ Cách mạng công nghiệp 4.0, song cũng đối mặt với thách thức về thể chế, nhân lực và môi trường. Chuyển đổi số, kinh tế xanh và đổi mới sáng tạo là xu hướng tất yếu để phát triển bền vững. Tuy nhiên, quan hệ sản xuất chưa theo kịp sự phát triển của lực lượng sản xuất, gây ra bất cập trong sở hữu tư liệu sản xuất số, quản lý nhân lực và phân phối lợi ích. Vì vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam cần tiên phong cải cách thể chế, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và thúc đẩy đổi mới sáng tạo để đảm bảo phát triển công bằng, hiệu quả. Cùng tìm hiểu nghiên cứu của tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) về “Vai trò quyết định của con người Việt Nam trong việc đảm bảo quan hệ sản xuất phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất trong kỷ nguyên mới của dân tộc”.

Nâng cao năng lực tư duy hệ thống và kỹ năng sáng tạo từ chuyên gia Richard Moore với chuỗi workshop “Creative Problem Solving Ideas (CPS)” và “Leveraging Integrated Brand Thinking with AI”

Trong hành trình lan tỏa và nâng cao tri thức về sáng tạo ý tưởng trong tư duy thương hiệu tích hợp (Integrated Brand Thinking - IBT), từ ngày 25 đến 26/4/2025, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã tổ chức chuỗi workshop “Creative Problem Solving Ideas (CPS)” và “Leveraging Integrated Brand Thinking with AI” với sự tham gia chia sẻ đến từ chuyên gia Richard Moore. Sự kiện đã diễn ra thành công khi xây dựng không gian giao lưu kiến thức và ý tưởng sáng tạo dành cho giảng viên, viên chức, sinh viên và cựu sinh viên UEH qua các nội dung chuyên sâu và bài tập thực hành kích thích sự sáng tạo.

Hội thảo khoa học “Các giải pháp nhằm nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030”

Sáng ngày 24/4/2025, tại phòng B1-204, Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng (IRDRC) đã tổ chức hội thảo khoa học “Các giải pháp nhằm nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Hội thảo nhằm thảo luận và góp ý cho đề tài “Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh” do IRDRC chủ trì thực hiện.

[Research Contribution] Tác động của phát triển thị trường vốn đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN và hàm ý chính sách cho Việt Nam

Thị trường vốn đóng một vai trò thiết yếu trong nền kinh tế quốc gia nói chung và tăng trưởng kinh tế nói riêng. Thông qua nghiên cứu “Tác động của phát triển thị trường vốn đối với tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN”, tác giả đã đánh giá thực nghiệm tác động của phát triển thị trường vốn lên tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN trong giai đoạn 2013-2023. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động thị trường vốn gắn với tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN, đặc biệt là Việt Nam trong thời gian tới.

[Research Contribution] Trách nhiệm xã hội nội bộ và hiệu suất công việc bền vững của nhân viên

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp không chỉ là câu chuyện hướng đến cộng đồng – đối tượng ngoài doanh nghiệp mà còn phải hướng đến nội bộ – chính những con người bên trong doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) về trách nhiệm xã hội nội bộ và tác động của nó đến hiệu suất công việc của nhân viên – một cơ chế hướng đến tính bền vững trong hoạt động doanh nghiệp.

Hội thảo khoa học quốc gia: “Kinh tế, luật và chính sách công nghệ số – Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 18/4/2025, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH-CELG) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số – Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” với sự tham gia của hơn 300 khách mời, diễn giả, và người tham dự. Đặc biệt, hội thảo đã thu hút hơn 220 bài tham luận, từ các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức nghề nghiệp trên cả nước; trong đó hơn 60 bài đã được lựa chọn trình bày tại hội thảo. 

UEH tổ chức Tọa đàm khoa học “Triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia cho các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tại UEH Mekong

Khẳng định vai trò của một đại học trọng điểm quốc gia tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu và kiến tạo tri thức phục vụ phát triển bền vững, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) tiếp tục thực hiện sứ mệnh đồng hành cùng các địa phương trên cả nước trong quá trình đổi mới và chuyển mình mạnh mẽ. Tiếp nối thành công của chương trình tọa đàm được tổ chức tại cơ sở Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 04/4/2025 đóng góp cho các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung; sáng ngày 17/4/2025, UEH tổ chức Tọa đàm khoa học “Triển khai Nghị quyết 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đóng góp cho các tỉnh tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long” tại UEH Mekong. Mục tiêu của tọa đàm nhằm tăng cường trao đổi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất các giải pháp đột phá, khả thi để thực hiện hiệu quả cho các tỉnh, thành phố thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước.

[Research Contribution] Môi trường tâm lý xanh và hành vi hướng về môi trường

17 Mục tiêu Phát triển Bền vững (sustainable development goals - SDGs) của Liên Hợp Quốc nhằm huy động nguồn lực từ các quốc gia để giải quyết một loạt vấn đề nan giải về kinh tế, xã hội, và môi trường. Trong bối cảnh này, các tổ chức giáo dục đại học đóng vai trò là những tác nhân quan trọng, vì đây là những tổ chức có trách nhiệm rèn luyện các kỹ năng và kiến ​​thức của lực lượng lao động tương lai liên quan đến phát triển bền vững. Hơn nữa, thế hệ trẻ đóng vai trò then chốt trong việc thúc đẩy mục tiêu phát triển bền vững thông qua hành vi định hướng bền vững trong lối sống hàng ngày. Do đó, Giáo dục vì Mục tiêu Phát triển Bền vững (Education for sustainable development goals - ESDG) trở thành một điều cần thiết để các bên liên quan có thể tận dụng hoạt động đào tạo và tích hợp SDG vào các hoạt động hàng ngày trong môi trường giáo dục Đại học. Cùng tìm hiểu nghiên cứu của tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH)!

[Research Contribution] Hiệu ứng của triển lãm nghệ thuật kỹ thuật số tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đến marketing truyền miệng

Trong thời đại chuyển đổi số, sự tích hợp giữa trí tuệ nhân tạo (AI) và nghệ thuật đang mở ra một chân trời mới cho sự sáng tạo. Với tính độc đáo và khả năng tạo ra trải nghiệm không gian sinh động, những tác phẩm nghệ thuật tích hợp AI đã và đang thu hút sự chú ý của giới công chúng. Điều gì đã khiến cho những tác phẩm này trở thành đề tài “nóng” trên các phương tiện truyền thông và mạng xã hội? Nghiên cứu của nhóm tác giả thuộc Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) với chủ đề “Hiệu ứng của triển lãm nghệ thuật kỹ thuật số tích hợp trí tuệ nhân tạo (AI) đến marketing truyền miệng” sẽ giải mã điều này.

Tập huấn chuyên sâu ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) trong phân tích biến đổi khí hậu

Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) vừa kết thúc thành công Khóa tập huấn chuyên sâu ứng dụng mô hình cân bằng tổng thể (CGE) trong phân tích biến đổi khí hậu, sử dụng mô hình MANAGE (The Mitigation, Adaptation and New Technologies Applied General Equilibrium) của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Chương trình được tổ chức bởi Trường Kinh tế, Luật và Quản lý Nhà nước UEH và Viện Kinh tế Môi trường Đông Nam Á cùng sự phối hợp của Ngân hàng Thế giới, với 2 đợt học trực tuyến (3 - 13 tháng 12 năm 2024 và 11 - 21 tháng 3 năm 2025) và một đợt học trực tiếp kéo dài năm ngày (31 tháng 3 - 4 tháng 4 năm 2025) tại UEH Cơ sở 279 Nguyễn Tri Phương.