CUỘC SỐNG UEH

Hội thảo khoa học “Các giải pháp nhằm nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030”

Sáng ngày 24/4/2025, tại phòng B1-204, Viện Nghiên cứu và Tư vấn phát triển vùng (IRDRC) đã tổ chức hội thảo khoa học “Các giải pháp nhằm nâng cao đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế của TP. Hồ Chí Minh đến năm 2030”. Hội thảo nhằm thảo luận và góp ý cho đề tài “Tỷ trọng đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng của TP. Hồ Chí Minh” do IRDRC chủ trì thực hiện.

CUỘC SỐNG UEH

Cơ sở Nguyễn Văn Linh - UEH được công nhận là công trình xanh, thông minh và quốc tế tiêu biểu của TP.HCM chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Là biểu tượng tiêu biểu cho mô hình đại học xanh - thông minh - hiện đại của thành phố trong 50 năm qua, Cơ sở Nguyễn Văn Linh của Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) không chỉ đóng vai trò là trung tâm đào tạo, nghiên cứu, đổi mới sáng tạo mà còn là không gian học thuật kết nối cộng đồng, lan tỏa tri thức và cảm hứng phát triển bền vững. Với quy mô đồng bộ, kiến trúc tiên tiến và vận hành theo chuẩn quốc tế, công trình vừa vinh dự được Ủy Ban Nhân Dân Thành phố Hồ Chí Minh công nhận là công trình xây dựng tiêu biểu của TP.HCM nhân dịp 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), theo Quyết định số 1590/QĐ-UBND ngày 24 tháng 04 năm 2025.

CUỘC SỐNG UEH

Hội thảo khoa học quốc gia: “Kinh tế, luật và chính sách công nghệ số – Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình”

Sáng ngày 18/4/2025, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH-CELG) phối hợp cùng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia với chủ đề: “Kinh tế, Luật và chính sách công nghệ số – Động lực phát triển quốc gia trong kỷ nguyên vươn mình” với sự tham gia của hơn 300 khách mời, diễn giả, và người tham dự. Đặc biệt, hội thảo đã thu hút hơn 220 bài tham luận, từ các trường đại học, viện nghiên cứu và tổ chức nghề nghiệp trên cả nước; trong đó hơn 60 bài đã được lựa chọn trình bày tại hội thảo. 

CUỘC SỐNG UEH

[Research Contribution] Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến của người tiêu dùng điện và nước tại tỉnh Vĩnh Long

Trong bối cảnh chuyển đổi số ngày càng sâu rộng, thanh toán trực tuyến trở thành xu hướng tất yếu, đặc biệt trong các lĩnh vực thiết yếu như điện và nước. Tuy nhiên, mức độ chấp nhận và sử dụng hình thức thanh toán này vẫn còn nhiều khác biệt giữa các địa phương, đòi hỏi sự hiểu biết rõ ràng về các yếu tố tác động. Trong bài nghiên cứu này, nhóm tác giả thuộc UEH Mekong, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã phân tích thực trạng và xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định thanh toán trực tuyến điện và nước của người tiêu dùng tại tỉnh Vĩnh Long.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] “Mô hình Campus thích ứng - Giải pháp dành cho Mekong bền vững”

[Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long] - Chủ đề “Mô hình Campus thích ứng - Giải pháp dành cho Mekong bền vững” đã được bàn luận trong chương trình “Chuyện hôm nay” của Đài Phát thanh và Truyền hình Vĩnh Long với sự tham gia của các diễn giả: PGS.TS. Trịnh Tú Anh - Viện trưởng Viện đô thị thông minh và quản lý (ISCM), Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh; TS. Nguyễn Minh Quang - Viện đô thị thông minh và quản lý; ThS. Đỗ Hữu Nhật Quang - Đồng sáng lập Công ty Tư vấn Công trình Xanh GreenViet.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] CareFeeder - Giải pháp công nghệ hỗ trợ người già và bệnh nhân Parkinson tự ăn uống

Với dân số già hóa và số lượng bệnh nhân Parkinson ngày càng tăng, nhu cầu chăm sóc đặc biệt cho những đối tượng này đang tạo áp lực lớn lên hệ thống y tế. CareFeeder - một thiết bị tự động hỗ trợ ăn uống được phát triển bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH), hứa hẹn mang lại giải pháp hiệu quả, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người già và bệnh nhân, đồng thời giảm gánh nặng cho người chăm sóc.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Robot chơi đàn piano: Bước đột phá trong tự động hóa, mang lại tương lai mới cho nghệ thuật biểu diễn  

Trong thời kỳ công nghiệp 4.0, nơi công nghệ đang ngày càng len lỏi vào mọi lĩnh vực, robot không chỉ dừng lại ở vai trò hỗ trợ sản xuất mà đã bắt đầu bước vào thế giới nghệ thuật. Đề tài "Robot Tương tác và Chơi đàn Piano" của tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) không chỉ đơn thuần là một công trình khoa học mà còn là sự kết hợp giữa công nghệ tự động và nghệ thuật biểu diễn. Robot này không chỉ chơi nhạc với độ chính xác cao mà còn có thể thể hiện cảm xúc qua biểu cảm khuôn mặt, tạo ra một trải nghiệm âm nhạc hoàn toàn mới, nơi công nghệ và cảm xúc giao thoa.

CUỘC SỐNG UEH

[Podcast] Nghệ thuật dân gian thời 4.0: Múa rối nước tự động dựa trên nền tảng robot

Trong thời đại công nghệ 4.0, việc bảo tồn và phát triển các giá trị nghệ thuật truyền thống như múa rối nước đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Trước bối cảnh này, tác giả Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh (UEH) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu, thiết kế, và chế tạo hệ thống múa rối nước tự động trên nền tảng robot”. Đề tài tập trung vào việc áp dụng công nghệ điều khiển từ xa để tự động hóa hệ thống múa rối nước, giúp nghệ thuật dân gian này tiếp cận gần hơn với công chúng hiện đại. Sự kết hợp giữa truyền thống và công nghệ không chỉ giữ gìn mà còn nâng tầm giá trị của múa rối nước trong kỷ nguyên số hóa.

CUỘC SỐNG UEH

Trường CELG UEH phối hợp cùng Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức Toạ đàm “Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo đáng tin cậy”

Sáng ngày 06/11/2024, nhằm đóng góp cho quá trình xây dựng chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam, Trường Kinh tế, Luật và Quản lý nhà nước UEH (UEH-CELG) và Viện nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) cùng phối hợp tổ chức Tọa đàm “Phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo”. Chương trình thu hút nhiều giảng viên, nhà khoa học, học viên và sinh viên tham dự thông qua hình thức trực tiếp và trực tuyến.