Hội thảo “Hướng tới quốc tế hoá giáo dục đại học ở Việt Nam tới năm 2025”

Theo đuổi chiến lược quốc tế hóa từ hơn 20 năm qua và gần đây Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) có nhiều nỗ lực quốc tế hóa toàn bộ chương trình đào tạo, kiểm định chất lượng 07 chương trình theo chuẩn khu vực và quốc tế, hợp tác nghiên cứu công bố chung với các đối tác quan trọng tại Đông Nam Á và Úc. Sáng ngày 18/8/2017, tại Cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu, UEH và Hội đồng Anh tại Việt Nam phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức Hội thảo “Hướng tới quốc tế hoá giáo dục đại học ở Việt Nam tới năm 2025”. Hội thảo là diễn đàn thảo luận về các sáng kiến đóng góp cho bản dự thảo Chương trình chiến lược quốc tế hoá giáo dục đại học của Việt Nam (IHES), đồng thời kêu gọi việc hình thành mạng lưới giáo dục đại học Việt Nam - Vương quốc Anh nhằm thực hiện các chương trình hợp tác phục vụ trực tiếp cho Chiến lược Quốc tế hoá Giáo dục đại học ở Việt Nam.

Buổi công bố “Tạp chí điện tử và Hệ thống gửi bài trực tuyến theo chuẩn Scopus”

Phát biểu tại buổi công bố, thay mặt lãnh đạo nhà trường, Thầy Nguyễn Đông Phong cũng gửi lời chúc mừng đến Tạp chí Phát triển kinh tế vì những nỗ lực cải tiến nâng cao chất lượng về cả hình thức lẫn nội dung ngày càng tiệm cận hơn với các chuẩn mực bài báo khoa học quốc tế, hiện đã đạt được 85% trên tiêu thức, còn lại cần tập trung phấn đấu về ban biên tập và mức độ trích dẫn.

UEH tham dự Hội thảo Singapore Economic Review Conference 2017 và Ký thỏa thuận tham gia Research Centres Networking Group.

Nhằm đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu, từ ngày 02-04/8/2017, tại Khách sạn Mandarin Orchard Singapore, GS.TS. Nguyễn Trọng Hoài - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã tham dự Hội thảo Singapore Economic Review Conference 2017 và Ký thỏa thuận tham gia Research Centres Networking Group (RCNG) bao gồm các thành viên là các tổ chức học thuật từ Châu Á và Úc.

Workshop Dữ liệu và hướng nghiên cứu sử dụng cơ sở dữ liệu của IMF.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF) được thành lập tại Bretton Woods, New Hampshire, Hoa Kỳ vào tháng 7/1944. Từ 44 nước thành viên khi thành lập, đến nay IMF bao gồm 189 nước thành viên. Mục đích của IMF là tăng cường hợp tác tiền tệ, đảm bảo sự ổn định tài chính, thúc đẩy thương mại quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo. Để đảm bảo sự ổn định của hệ thống tiền tệ quốc tế, IMF có ba nhóm hoạt động chính: Giám sát và tư vấn cho 189 nước thành viên, Cho nước thành viên vay khi có vấn đề về cán cân thanh toán, Nâng cao năng lực thông qua việc đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.

Hội thảo “Ý tưởng nghiên cứu về phát triển kinh tế Việt Nam".

Tại buổi hội thảo, các thành viên của trường Hopkins đã trình bày các ý tưởng nghiên cứu về các chủ đề khác nhau liên quan đến Việt Nam như sản xuất và xuất khẩu gạo, vai trò của doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) trong nền kinh tế cũng như các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước (SOE) ở Việt Nam. Cùng tham gia buổi thảo luận, các giảng viên trẻ, học viên cao học Việt Nam - Hà Lan và sinh viên Khoa Kinh tế cũng đã bổ sung thêm nhiều thông tin liên quan đến bối cảnh nghiên cứu cũng như tình hình thực tế của Việt Nam, đồng thời đưa ra các góp ý và gợi ý hướng phát triển nghiên cứu.

Hội nghị phương pháp giảng dạy, đánh giá môn học chương trình tiên tiến quốc tế Khoa Toán - Thống kê.

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ hướng đến người học, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã triển khai chương trình tiên tiến quốc tế UEH. Để góp phần đem lại thành công trong việc áp dụng chương trình tiên tiến tại các khoa chuyên ngành, sáng ngày 13/3/2017, tại Cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu, Khoa Toán - Thống kê thuộc UEH đã tổ chức Hội nghị phương pháp giảng dạy và đánh giá môn học Chương trình tiên tiến quốc tế.

Tọa đàm xây dựng giải pháp về đào tạo lĩnh vực kinh doanh của UEH.

Thông qua buổi tọa đàm, các khách mời đã nêu ra những thực trạng trong việc đào tạo của các trường đại học hiện nay, trong đó có UEH. Để trở thành cơ sở đào tạo lĩnh vực kinh doanh hàng đầu cả nước như mục tiêu đã đề ra, UEH cần xác định những thế mạnh của mình từ đó phát huy lợi thế cạnh tranh, đặc biệt là đáp ứng nhu cầu của thị trường cùng với việc phát huy hơn nữa nguồn nội lực từ các nhà khoa học, quản lý của UEH.

Talkshow: "Israel - Quốc gia khởi nghiệp" do Ông Doron Lebovich, Phó Đại sứ Israel trình bày.

Hưởng ứng chủ trương phát động phong trào khởi nghiệp trong sinh viên của Thủ tướng chính phủ, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH) đã có nhiều giải pháp thiết thực nhằm mục đích hỗ trợ cho các sinh viên UEH trong việc giải đáp những khó khăn, nuôi dưỡng những ý tưởng khởi nghiệp và chuyển những ý tưởng thành những sản phẩm dịch vụ. Sáng ngày 03/03/2017, tại Cơ sở 59C Nguyễn Đình Chiểu, Trung tâm Phát triển khởi nghiệp thuộc UEH tổ chức Talkshow: "Israel - Quốc gia khởi nghiệp" dành cho sinh viên UEH do Ông Doron Lebovich, Phó Đại sứ Israel trình bày.

Hội nghị về phương pháp giảng dạy, đánh giá môn học chương trình tiên tiến quốc tế của Khoa Kinh tế.

Hội nghị đã nhận được nhiều bài viết từ các giảng viên của Khoa Kinh tế đóng góp cho việc nâng cao chất lượng giảng dạy chương trình tiên tiến quốc tế UEH. Ba bài tham luận được chọn trình bày tại hội thảo là: (1) Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo; (2) Đổi mới phương pháp giảng dạy Đại học; (3) Gắn kết mục tiêu môn học và mục tiêu đào tạo.