Năm 2019, UEH có thêm 04 chương trình đào tạo đạt chuẩn quốc tế AUN với thời hạn 5 năm, hiệu lực đến ngày 29/06/2024, bao gồm: Chương trình Cử nhân Kinh tế đầu tư thuộc Khoa Kinh tế; Chương trình Cử nhân Ngân hàng thuộc Khoa Ngân hàng; Chương trình Cử nhân Tài chính thuộc Khoa Tài chính;Chương trình Cử nhân Tài chính công thuộc Khoa Tài chính công.

Giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN Chương trình Cử nhân Kinh tế đầu tư thuộc Khoa Kinh tế

Giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN Chương trình Cử nhân Ngân hàng thuộc Khoa Ngân hàng

Giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN Chương trình Cử nhân Tài chính thuộc Khoa Tài chính

Giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN Chương trình Cử nhân Tài chính công thuộc Khoa Tài chính công.

Trước đó, UEH đã có 03 Chương trình đào tạo bao gồm Tài chính - Ngân hàng, Kế toán và Quản trị trình độ đại học được Tổ chức AUN-QA công nhận đạt chuẩn từ 2015-2016.

Giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN chuyên ngành Quản trị

Giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN chuyên ngành Kế toán

Giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN ngành Tài chính – Ngân hàng

UEH đã và đang duy trì một cách bền bỉ văn hóa chất lượng bên trong và bên ngoài theo các thông lệ khu vực và quốc tế, nhằm đảm bảo quyền lợi người học và các nhà tuyển dụng ở phân khúc nhân lực chất lượng cao.

Giới thiệu về Bộ tiêu chuẩn AUN-QA

AUN (ASEAN University Network) là mạng lưới các trường đại học hàng đầu của khu vực Đông Nam Á (ĐNA) được thành lập vào tháng 11/1995 bởi sáng kiến của Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước ĐNA, với các thành viên ban đầu do Bộ trưởng Giáo dục các nước đề cử.

Kể từ khi thành lập, AUN đã xem chất lượng đào tạo là một mục tiêu quan trọng nhằm khẳng định với quốc tế về sự phát triển của giáo dục đại học ĐNA, tạo ra sự liên thông và công nhận chất lượng đào tạo lẫn nhau giữa các trường Đại học trong và ngoài mạng lưới AUN. Để thực hiện mục tiêu này, AUN đã đưa ra sáng kiến đánh giá chất lượng giáo dục đại học của các trường trong khu vực ĐNA theo bộ tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng chung AUN-QA được ban hành vào năm 2004 (AUN-QA là viết tắt của ASEAN University Network - Quality Assurance).

AUN-QA là bộ tiêu chuẩn với các quy tắc chất lượng khắt khe, có tiêu chí cụ thể, rõ ràng, tập trung đánh giá những điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo của toàn bộ chương trình đào tạo chứ không chỉ dựa trên những đặc trưng riêng của từng chuyên ngành.

Bộ tiêu chuẩn AUN đánh giá toàn diện chương trình đào tạo từ nhiều khía cạnh như chuẩn đầu ra, khung chương trình, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất, công tác đảm bảo chất lượng, kết nối giữa nhà trường,sinh viên, và doanh nghiệp v.v…

AUN đã nhận ra tầm quan trọng của chất lượng và sự cần thiết phải phát triển một hệ thống QA toàn diện giữa các trường đại học thành viên. Kể từ đó, AUN-QA đã phát triển và ban hành nhiều phiên bản bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng ở cả cấp CTĐT và CSGD dựa trên phương pháp tiếp cận thực nghiệm dựa trên các điển hình về bảo đảm chất lượng được kiểm chứng, đánh giá, cải tiến và chia sẻ. Sự phát triển của bộ tiêu chuẩn AUN-QA cấp CTĐT được mô tả qua hình sau:

Quá trình phát triển bộ tiêu chuẩn AUN-QA cấp CTĐT

Bộ tiêu chuẩn AUN-QA V4.0 được biên soạn dựa trên kết quả rà soát của Hội đồng các chuyên gia AUN kết hợp cùng các ý kiến phản hồi từ các bên liên quan sau mỗi hoạt động đánh giá ngoài, bao gồm: các kiểm định viên, các nhà quản lý và giảng viên tham gia. Phiên bản bao gồm 8 tiêu chuẩn và 53 tiêu chí: Các tiêu chuẩn bao gồm:

  • Tiêu chuẩn 1: Chuẩn đầu ra, 5 tiêu chí.
  • Tiêu chuẩn 2: Cấu trúc và nội dung chương trình, 7 tiêu chí.
  • Tiêu chuẩn 3: Phương pháp dạy và học, 6 tiêu chí.
  • Tiêu chuẩn 4: Đánh giá người học, 7 tiêu chí.
  • Tiêu chuẩn 5: Đội ngũ giảng viên, 8 tiêu chí.
  • Tiêu chuẩn 6: Các dịch vụ hỗ trợ sinh viên, 6 tiêu chí.
  • Tiêu chuẩn 7: Cơ sở vật chất, 9 tiêu chí.
  • Tiêu chuẩn 8: Kết quả đầu ra, 5 tiêu chí.

Mỗi tiêu chí được đánh giá theo 7 mức:

  • Mức 1: Không có gì (không có tài liệu, kế hoạch, hồ sơ minh chứng )
  • Mức 2: Mới xây dựng kế hoạch
  • Mức 3: Có tài liệu, nhưng không có hồ minh chứng hoặc có nhưng không rõ ràng
  • Mức 4: Có tài liệu và hồ sơ minh chứng rõ ràng
  • Mức 5: Có hồ sơ minh chứng rõ ràng về hiệu quả trong lĩnh vực xem xét
  • Mức 6: Chất lượng tốt
  • Mức 7: Xuất sắc.

Mỗi tiêu chí trong bộ tiêu chuẩn đều có trọng số như nhau, điểm đánh giá của toàn bộ chương trình là điểm trung bình cộng của cả 74 tiêu chí. 4.0 là ngưỡng điểm đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng của AUN

Việc lựa chọn kiểm định theo chuẩn AUN-QA nhằm giúp các trường biết chương trình đào tạo đã đạt đến cấp độ nào trên thang đánh giá của khu vực. Tiếp nữa, để phát hiện chương trình còn tồn tại, những gì cần khắc phục nhằm đảm bảo chương trình đạt chất lượng ngang tầm các chương trình cùng lĩnh vực trong khu vực ASEAN.

AUN Checklist English version

AUN Evidence Checklist

Guide line

Một số hướng dẫn SAR

Template of SAR TO AUN-QA

Self Assessment report guide